Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng hạt nhanh thu hoạch

Cây chùm ngây là loại cây ngày càng được trồng phổ biến hiện nay, bởi loại cây không chỉ cung cấp nguồn rau sạch cực kỳ bồi bổ cho sức khỏe, mà còn là loại cây thảo dược điều trị được một số loại bệnh hay gặp phải như phòng và trị ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, tim mạch, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tăng cường khả năng ham muốn tình dục.

Hiện nay việc trồng cây chùm ngây thông thường có 3 cách đó là gieo hạt giống chùm ngây, trồng theo phương pháp giâm cành, hoặc trồng cây con có trong bầu. Tùy vào nguồn cung cấp vật liệu ban đầu mà người trồng lựa chọn cách trồng cho thích hợp.

Bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ: “Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng hạt nhanh thu hoạch”. Nhằm cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho những ai đang có nhu cầu trồng cây chùm ngây bằng phương pháp gieo hạt giống.

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng hạt

  • Thời vụ gieo trồng

- Hạt giống chùm ngây là loại cây dễ nảy mầm, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nên bạn hoàn toàn có thể gieo trồng quanh năm. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất để gieo trồng hạt giống ở những vùng thiếu nước là vào mùa mưa khoảng tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Cây sẽ bắt đầu cho quả sau khoảng 6 – 8 tháng gieo trồng.

  • Kỹ thuật ươm hạt chùm ngây

- Bạn tiến hành chuẩn bị túi bầu ươm hoặc chậu ươm, tiến hành chuẩn bị giá thể ươm hạt tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước và giữ ẩm tốt. Bạn có thể chuẩn bị đất vườn tơi xốp trộn với xơ dừa (vỏ trấu) trộn thêm phân ủ hoai mục (phân trùn quế) theo tỷ lệ 3:1:1m, bạn cũng có thể chuẩn bị đất ươm hạt giống được bán sẵn trên thị trường để ươm hạt giống.

- Sau khi chuẩn bị xong thì bạn tiến hành đục lỗ dưới đáy bầu ươm hoặc chậu ươm để thoát nước tốt, cho giá thể ươm hạt vào trong bầu ươm, chậu ươm sao cho đầy bầu. Tiến hành xếp các bầu ươm thành các luống có chiều rộng 0,8 – 1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống cách nhau 40 – 50cm để tiện chăm sóc.

- Hạt giống bạn tiến hành ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 24 – 25 tiếng, sau đó vớt hạt ra trộn với cát và tiến hành ủ hạt giống trong bao tải, rơm rạ, khăn ẩm. Duy trì chế độ tưới nước 1 lần mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Để khoảng 3 – 6 ngày thì hạt giống bắt đầu nảy mầm, bạn tiến hành đem hạt giống ươm trong bầu ươm.

- Bạn cho hạt giống vào giữa bầu ươm, phủ lên trên một lớp đất mỏng có độ dày khoảng 0,5 – 1cm, nếu bầu ươm đầy đất thì hạt gieo ở độ sâu trong đất với khoảng cách như thế. Tiến hành tưới nước cầm chừng không để đất quá khô hoặc quá ẩm, duy trì độ ẩm của đất hằng ngày, sau khoảng 3 – 6 ngày hạt giống bắt đầu nảy mầm lên khỏi mặt đất, tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới nước và để trong mát để cây phát triển.

  • Quá trình sinh trưởng hạt giống chùm ngây

- Kỹ thuật ươm hạt chùm ngây ở trên bạn có thể áp dụng gieo trong bầu ươm hoặc gieo thẳng xuống đất. Quá trình sinh trưởng của hạt giống sẽ trải qua những giai đoạn.

- Giai đoạn hạt giống nảy mầm sau khi đem gieo trong đất khoảng 3 - 6 ngày, thời kỳ này hạt có thể bị thối mà nguyên nhân chủ yếu do tưới nước quá nhiều gây ra nấm Rhizoctonia.

- Sau khoảng 3 – 6 ngày thì hạt giống bắt đầu nảy mầm lên khỏi mặt đất, đây chính là giai đoạn cây mầm, cây có mầm trắng, chưa xuất hiện lá, giai đoạn này thường kéo dài từ khoảng 2 – 3 ngày sau đó cây sẽ sinh trưởng nhanh, trong giai đoạn này bạn cần đề phòng côn trùng như Dế tấn công.

- Sau khoảng 5 – 7 ngày tiếp theo thì cây có 2 lá mầm phát triển, đây là giai đoạn gọi là cây mạ, thân cây mà chưa hóa gỗ nhưng đây cũng là giai đoạn cây sinh trưởng nhanh nên cần được tưới nước thường xuyên và che bóng tránh ánh nắng gay gắt. Giai đoạn này cây hay bị chết do bệnh thối cổ rễ, héo lá nên bạn cần chú ý phòng trừ bệnh cho cây.

- Khi cây bắt đầu có lá kép thì cây chùm ngây bắt đầu chuyển sang giai đoạn cây con, đây là giai đoạn cây phát triển hoàn chỉnh về rễ, thân, tán. Giai đoạn này cây hay gặp bệnh đốm thân nên cần phải theo dõi thường xuyên và chú ý cung cấp đầy đủ độ ẩm cho đất.

- Sau khoảng 2 – 3 tháng sau khi gieo trồng thì lúc này cây đã đạt chiều cao 35 – 40cm, đường kính cổ rễ từ 0,25 – 0,3cm, cây đã hóa gỗ hoàn toàn, không bị nhiễm bệnh, không bị cụt ngọn, bộ rễ phát triển tốt thì bạn tiến hành đem gieo trồng. Lưu ý phương pháp gieo trong bầu ươm có tỷ lệ chết ít hơn một nửa so với gieo thẳng.

  • Kỹ thuật trồng cây chùm ngây

- Khi cây con đạt tiêu chuẩn như đã giới thiệu ở trên thì bạn tiến hành chuyển cây sang nơi trồng chính. Nếu bạn trồng phân tán thì nên trồng cây cách cây 1,5 – 2m, còn nếu trồng tập trung thì trồng cây cách cây 2m và hàng cách hàng 3m.

- Bạn tiến hành đào hố rộng 30 x 30cm, sâu 30cm, các hố cách nhau như mật độ trồng. Sau đó phơi ải hố trồng 7 – 10 ngày, tiến hành bón lót phân NPK với lượng phân 100 – 200gr cho 1 hố hoặc sử dụng 1 – 1,5kg phân hữu cơ sinh học cho 1 hố. Sau khi bón lót phân xong thì phủ lên trên một lớp đất mùn có độ dày khoảng 1 – 2cm.

- Trước khi bỏ cây vào hố trồng cần xé túi bầu ươm cẩn thận để tránh làm tổn thương đến bộ rễ của cây. Cho cây vào giữ hố, giữ cây thẳng, dùng tay vun lớp đất mịn quanh gốc, nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3cm, giữ ẩm 2 – 3 tuần để cây sống khỏe, sau đó chuyển qua khâu chăm sóc chùm ngây.

  • Kỹ thuật chăm sóc cây chùm ngây

- Sau khoảng 3 – 4 tuần sau khi trồng thì bạn nên tiến hành kiểm tra xem cây có bị chết hay không, những cây nào bị chết thì bạn tiến hành trồng dặm ngay để đảm bảo mật độ trồng và năng suất của cây trồng.

- Trong quá trình chăm sóc thì bạn cũng nên chú ý thường xuyên làm sạch cỏ dại. Bạn nên làm đất thật kỹ lưỡng trước khi trồng để tránh cỏ dại mọc nhiều, hoặc trải nilon che phủ mặt đất để hạn chế cây mọc. Hoặc tiến hành trồng xen kẽ với cây nông nghiệp ngắn ngày, làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.

- Việc tưới nước với chùm ngây cũng không quan trọng lắm, tuy nhiên trong 1 – 2 tháng đầu tiên sau khi trồng bạn nên tưới nước thường xuyên để giúp cây nhanh bén rễ, hồi xanh và có bộ rễ phát triển. Sau căn cứ vào điều kiện thời tiết mà bạn có kế hoạch tưới nước cho phù hợp.

- Trong năm đầu tiên sau khi trồng thì bạn có thể không cần phải bón phân, sau 1 năm thì bạn tiến hành bón thúc phân bón cho cây bằng cách đào vòng tròn xung quanh hố cách gốc 10 – 20cm, và bón tiến hành bón với liều lượng 300gr phân NPK cho 1 gốc cây. Bạn cũng có thể sử dụng phân ủ hoai mục với tỉ lệ 1 – 2kg cho 1 gốc cây để giúp cây phát triển tốt. Bạn tiến hành bón phân liên tục trong 3 năm.

- Khi cây cao khoảng 1 – 2m thì bạn tiến hành tỉa cành để tạo các chồi khác hoặc tỉa thưa để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển. Nếu bạn trồng với mục đích lấy gỗ công nghiệp thì bạn cần tiến hành vặt bỏ hoa của cây trong năm đầu tiên và tiến hành tỉa cành liên tục vì cành chồi phát triển rất nhanh sau khi cắt.

- Cây chùm ngây là loại cây phát triển rất nhanh, thường thì sau khoảng 1 năm khi trồng thì cây đã có thể phát triển được 4 – 5m, đường kính cổ rễ khoảng 5 – 6cm và cây cũng bắt đầu ra hoa kết trái đầu tiên.

  • Kỹ thuật thu hoạch chùm ngây

- Thông thường thì sau khoảng 3 tháng gieo trồng, lúc này cây đạt chiều cao khoảng 60cm thì bạn tiến hành cắt ngọn và tỉa cành. Sau khoảng 6 tháng sau khi trồng thì cây đã đạt chiều cao khoảng 2m thì lúc này bạn có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Trung bình mỗi cây có thể thu hoạch được khoảng 500 – 900gram lá tươi cho 1 cây trong 1 tháng.

Bình luận

Like page để theo dõi "Kinh Nghiệm Mua Bán Nhà Đất" từ Căn Hộ Việt
x